Kịch tính dối lừa kiểu Vietnam"s Got Talent

Sau khi nhận khá nhiều lời chê, Tìm kiếm tài năng – Vietnam’s Got Talent tiếp tục lên sóng tập 3 vòng loại sân khấu vào tối 1/1/2012. Nhưng dưới “ánh sáng của công nghệ gameshow” cỏ vẻ như sự “kịch tính lừa dối” của Got Talent đang là chiêu “gây ông đập lưng ông” với chính ê kíp sản xuất chương trình thực tế nổi đình đám này.


Nếu như  qua hai tập người ta thấy rõ sự thiếu hấp dẫn trong các tiết mục mà Got Talent mang đến thì ở tập thứ ba người ta lại có thể phần nào nhận ra nhưng kịch tính cần phải có của một chương trình khi có sự bất đồng quan điểm giữa các thành viên ban giám khảo.
Lần đầu tiên trong chương trình, ban giám khảo đã có phần tranh luận, hội ý trước khi đưa ra kết quả về tiết mục của nhóm danceport HP Team đến từ Hải Phòng. Đây có lẽ là chi tiết mà Ban tổ chức đưa ra với dụng ý làm tăng kịch tính, tạo sự cuốn hút cho chương trình. Tuy nhiên phần tranh luận này của các vị giám khảo chưa thực sự thuyết phục được khán giả. Bởi thực sự phần trình diễn của HP Team không có gì đặc sắc. Có thể nói là bỏ qua không cần xem với những người ngồi trước màn hình. Nhưng nó lại là cái cớ để các giám khảo bày tỏ cái tôi của mình.
Kịch tính dối lừa kiểu Vietnam
Màn trình diễn của Vũ Song Vũ lấy nước mắt của giám khảo Thuý Hạnh có phần hơi giả về cảm xúc 
Tiếc rằng cái họ băn khoăn và đặt khán giả mất nhiều thời gian, cũng như bắt các thí sinh hồi hộp không đâu vào đâu khi bắt họ chờ từ sáng đến chiều mới công bố kêt quả. Trong suốt quá trình hội ý, kịch tính trong tranh cái chỉ dừng lại ở một vấn đề duy nhất: nhóm HP Team tham gia tiết mục nhóm nhưng khi xem lại chỉ có cặp nhỏ tuổi nhất làm Thành Lộc chú ý.

Thiết nghĩ một lý do lãng xẹt như thế không cần thiết phải bôi ra thành một tình huống kịch. Vừa sượng về cảm xúc lại vừa kéo dài thời gian không cần thiết với những khán giả bỏ thời gian. Và điều đáng nói hơn nữa, sự mất thời gian của giám khảo và thời lượng chương trình vào một tiết mục quá “tầm thường” vô hình chung nói lên cục diện “quá yếu kém về mặt chất lượng” của các tiết mục tham gia Got Talent năm nay.

Có ý kiến cho rằng nếu để tạo ra kịch tính và đúng quy luật về chuyên môn cũng như cảm xúc lẽ ra ban giam khảo nên có phần “tranh cãi” trong tiết mục Ngày đẹp tươi của Trần Văn Thương, thí sinh khiếm thị đang học khoa đàn bầu Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam. Bởi đây là tiết mục khá giản dị, lại có sức cuốn hút rất lớn đối với khán giả khi người trình diễn là một thí sinh khuyết tật. Và quan trọng hơn cả, đây không phải là một tài năng khiến người ta thán phục.
Kịch tính dối lừa kiểu Vietnam
Kịch tính trong phần hội ý giám khảo đẩy vào tiết mục của Trần Văn Thương có lẽ hợp lý về logic hơn là với tiết mục của HP Team 

Về thực tài thí sinh Trần Văn Thương không có điểm gì xuất sắc. Sự thành công đến với anh phần nhiều đến từ xuất thân của anh, người khuyết tật. Do đó, nếu giám khảo có sự tranh cãi về tính thuyết phục của tiết mục này sẽ làm cho tập phát sóng thứ ba có kịch tính hơn. Nhưng có lẽ vấn đề “đạo đức và phân biệt đối xử” luôn dễ bị gán mắc, trường hợp của Siu Black và thí sinh khuyết tật Sơn Lâm tại Vietnam Idol 2011 đã chứng minh, do đó cả giám khảo và đạo diễn chương trình đành “nhắm mắt” chọn bừa tiết mục của đội HP Team nhằm gây kịch tính cho tập ba. Tiếc cho sự thiếu quyết đoán của Got Talent trong phần tạo kịch tính này.

Sự “bấu víu” không đúng chỗ của các giám khảo trong tập ba vừa qua cũng làm toát lên bức tranh về sự “thiếu muối” của bộ ba ngồi ghế nóng tại cuộc thi. Với một chương trình thực tế, sự thành công dựa rất nhiều vào giam khảo. Và phần nào ở Got Talent người ta thấy thất vọng vì những nhân vật đang ngồi ghế nóng.
Bộ ba giám khảo của Got Talent đã cho thấy sự thiếu cá tính trong các phần nhận xét. Chỉ quanh đi quẩn lại có “tôi thích tiết mục của bạn, tôi đồng ý” và ngược lại. Sự thiếu phân vài ở ghế nóng đã vô hình chung đẩy bộ ba: Thành Lộc, Thuý Hạnh và Huy Tuấn đến sự bí bách trong phong cách tương tác với thí sinh làm mất đi tính hấp dẫn của cuộc thi.
Kịch tính dối lừa kiểu Vietnam
Tiết mục làm Thành Lộc nổi da gà. Không rõ vì quá hay hay vì thí sinh "quá khổ"? 
Nhìn vào “bảng phân vai” hiện nay người ta lờ mờ đoán ra những vai được phân như sau: Huy Tuấn, vào vai một giám khảo khó tính, nhưng chính bảng phân vai này lại đang làm khó anh khi anh không thể hiện được sự hoạt ngôn cũng như có những điệu bộ dí dỏm khiến người ta phải phì cười. Thích thì anh cho đèn xanh, không thích thì anh nhấn đèn đỏ và quay mặt đi không thèm xem. Đây là thể hiện thiếu tôn trọng các thí sinh. Bởi không thích giám khảo này có thể bấm đèn đỏ. Và cần nhất là anh nói được lý do tại sao anh không thích.
Với Thuý Hạnh, sự vào vai một giám khảo đáng yêu, trung dung ở giữa phần nào được “tròn trịa” qua phần dẫn dắt chuyện với thí sinh. Nhưng đôi khi người ta thấy vị giám khảo này thể hiện “thái quá” trong các phần kịch tính. Màn khóc như mưa như gió của chị khi xem tiết mục của Vũ Song Vũ hát My heart will go on có phần hơi “giả” về cảm xúc. Cũng có thể ấn tượng tại trương quay khác với ấn tượng khi xem qua màn hình. Nhưng thật lòng tiết mục của Vũ Song Vũ không ở mức khiến người ta “phát rầu” vì phần hát quá thấp và âm thanh quá tệ khiến cho khi xem qua truyền hình phần trình diễn trở nên vụn với câu được câu mất.
Ở Thành Lộc, người ta lờ mờ nhận ra vai của một vị giám khảo vui tính. Nhưng nếu ai là fan của Thành Lộc trong các màn tung hứng trên sân khấu kịch sẽ thật vọng hoàn toàn với “bấy nhiêu động tác hình thể” anh thể hiện trên ghế nóng Got Talent.
Qua những gì bộ ba giám khảo đã thể hiện có thể nhận thấy sự “lúng túng” trong bảng phân vai của Got Talent với từng nhân vật ngồi trên ghế nóng. Không có thiện, không có ác. Không có dễ tính mà cũng chẳng có khó tính. Sự thiếu sắc nét trong các vai mà giám khảo đảm nhận đã phần nào làm “giảm muối” của Got Talent đi rất nhiều.


Theo VTC

0 nhận xét:

homepost2